Michelangelo (1475 – 1564) là kiến trúc sư, điêu khắc gia, họa sĩ, kỹ sư và nhà thơ trong thời kỳ Phục Hưng. Cùng với Leonard da Vinci, ông là một trong các tác gia vĩ đại nhất đã tạo nên phong cách thẩm mỹ của Phục Hưng ở phương Tây. Không giống như Leonard da Vinci vốn có rất nhiều ý tưởng thú vị trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Michelangelo đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật với các tuyệt tác kỳ vĩ.
Khi còn sống, ông được người đời gọi là Il Divino (“người siêu phàm”). Những tác phẩm của Michelangelo đã thực hiện việc trần gian hóa các thế giới thần thánh một cách ngoạn mục. Thần và các bậc thánh qua tác phẩm của Michelangelo được biểu hiện với vẻ đẹp tuyệt hảo của thể xác chứ không khắc kỷ và xa vời như những tác phẩm của Kito giáo trước đó. Từ ấy, ông tạo ra xu hướng lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực của tự nhiên và thần thánh. Trái với Leonard da Vinci người chủ trương lấy tự nhiên làm chuẩn mực, Michelangelo coi tự nhiên là sự cản trở cho cái đẹp và mong muốn vượt qua nó để đạt tới sự siêu tuyệt. Xu hướng thẩm mỹ này kéo dài cho tới thời kỳ của Chủ nghĩa lãng mạn. Giorgio Vasari (1511-1574), một nghệ sĩ và sử gia thời Phục Hưng cho rằng Michelangelo là động lực cho xu hướng thẩm mỹ thời Phục Hưng, và chính các tác phẩm của ông cũng chịu ảnh hưởng của Michelangelo.
Thuở thơ ấu, Michelangelo được gửi tới trường học của các bậc thầy thuộc chủ nghĩa nhân đạo (Mannerism), nhưng ông không quan tâm tới việc học mà chỉ thích vẽ theo những bức bích họa và kết bạn với những người có cùng sở thích hội họa. Năm 13 tuổi, ông trở thành họa sĩ tập sự dưới sự hướng dẫn của hoạ sĩ Domenico Ghirlandaio. Nhưng chỉ ngay sau đó 1 năm, Ghirlandaio đã chấp nhận trả công cho ông như một nghệ sĩ thực thụ. Cũng chính nhờ sự giới thiệu của Ghirlandaio, Michelangelo tham gia Hội Nhân Văn của gia đình Medici (dưới thời của Lorenzo). Tại đây, ông tiếp xúc với các quy tắc Tân Plato. Sau đó, ông bắt đầu học điêu khắc với điêu khắc gia nổi tiếng bấy giờ Bertoldo di Giovanni. Lúc này, đời sống của ông khá thoải mái bởi sự tài trợ hào phóng của gia đình Medici dành cho nghệ thuật.
Không may, Lorenzo ‘de Medici qua đời, gia đình Medici gặp nhiều biến cố dẫn đến việc bị trục xuất khỏi Florence, đời sống của Michelangelo trở nên khó khăn hơn. Gia đình Savonarola nắm quyền thay thế nhà Medici tại Florence không hề đầu tư cho nghệ thuật của Michelangelo. Ông đành phải tiếp tục làm việc với nhà Medici đang thất thế. Nhà Medici đã yêu cầu Michelangelo làm một bức tượng “Thánh John Người rửa tội” sao cho nó giống như bị chôn vùi nhiều năm. Nhà Medici gửi bức tượng tới Rome như một món đồ cổ, mặc dù bị phát hiện là bức tượng giả nhưng Hồng Y Raffaele Riario đã mời ông đến Rome bởi nghệ thuật điêu khắc của Michelangelo quá xuất sắc. Từ đó, ông thực hiện rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nhờ sự đỡ đầu của giáo hội.
Dưới đây là các tác phẩm nổi tiếng của Michelangelo:
#1. Các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng:
Tác phẩm Pietà (Đức mẹ sầu bi) được sáng tác năm 1499 khi ông mới 24 tuổi
Tác phẩm “David” (1504) đại diện cho xu hướng thẩm mỹ thời Phục Hưng
Tác phẩm “Dying Slave” nằm trong quần thể điêu khắc thuộc Lăng mộ của giáo hoàng Julius II.
#2. Hệ thống bích họa tại nhà nguyện Sistine
Công trình trang trí bích họa nhà nguyện Sistine là một thách thức với Michelangelo bởi vì khi nhận công trình này ông không phải là chuyên gia bích họa như họa sĩ Raphael đương thời. Ông mất 4 năm để thực hiện. Toàn bộ hệ thống bích họa tái hiện lại Kinh Thánh, với hơn 300 nhân vật thể hiện cho các tích từ Sáng Thế đến Khải Huyền.
Bố trí các bức bích họa trong nhà nguyện Sistine
Phần thể hiện việc Chúa tạo ra Adam trong bích họa ở nhà nguyện Sistine, nằm ngay ở trung tâm của hệ thống bích họa
Sự sa ngã của loài người trong Kinh Thánh được thể hiện trong bức bích họa ở nhà nguyện Sistine.
Góc bích họa thể hiện Sự phán xét cuối cùng trong Kinh Thánh
#3. Các công trình kiến trúc
Thư viện Laurentine tại Florence được Michelangelo thiết kế năm 1530, biểu tượng cho phong cách của chủ nghĩa nhân đạo (mannerism).
Phòng đọc sách trong thư viện Laurentine
Nhà nguyện Medici
Bên trong nhà nguyện Medici
Trần nhà nguyện Medici
Cáo Tập Sự
Related